Nhịp cầu Tuyên giáo
Nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng bộ giai đoạn 1936 - 1939
- Được đăng: Thứ hai, 25 Tháng 12 2017 19:30
- Lượt xem: 57266
(TGAG)- Những năm 1932 - 1935, với phong trào đấu tranh mạnh mẽ của cán bộ, đảng viên và quần chúng yêu nước các tổ chức, cơ sở Đảng được duy trì và phục hồi. Trong những năm 1936 - 1939, tình hình thế giới có nhiều thay đổi. Đảng lãnh đạo nhân dân bước vào thời kỳ đấu tranh mới với chủ trương chuyển từ hình thức tổ chức bí mật sang hình thức tổ chức công khai, nửa công khai kết hợp với bí mật. Mục tiêu trực tiếp trước mắt là đấu tranh chống chế độ thuộc địa phản động, chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
Nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ giai đoạn 1936 - 1939, chúng ta cần thể hiện các nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, trình bày tình hình của địa phương sau phong trào đấu tranh chống khủng bố ác liệt của địch, duy trì các tổ chức, cơ sở Đảng: so sánh số lượng tổ chức, đảng viên; thủ đoạn đối phó của địch trước và sau những năm 1932 - 1935.
Thứ hai, trình bày quá trình Đảng bộ địa phương lãnh đạo tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng. Trong phần này, cần đề cập đến ba nội dung chính:
Nội dung thứ nhất: Trình bày khái quát đường lối, chủ trương của Đảng trong những năm 1936 - 1939. Trong đó, cần thể hiện các nội dung chủ yếu như: tháng 7/1936, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp ở Thượng Hải và đề ra nhiệm vụ chiến lược, mục tiêu trước mắt, khẩu hiệu, phương pháp đấu tranh. Thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (năm 1938, đổi thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương gọi tắt là Mặt trận Dân chủ Đông Dương). Đảng ủng hộ phong trào “Đông Dương Đại hội” nhằm tập hợp nguyện vọng của tất cả các tầng lớp nhân dân gởi tới phái đoàn của Quốc hội Pháp sang điều tra tình hình Đông Dương và kêu gọi thành lập các Ủy ban hành động. Ngày 13/8/1936, “Ủy ban trù bị Đông Dương Đại hội” ra đời góp phần thúc đẩy nhanh cao trào cách mạng cả nước. Đầu 1937, Đảng tổ chức quần chúng mít tinh đón phái đoàn do Godart dẫn đầu sang điều tra tình hình Đông Dương, phái đoàn của Nghị sĩ Quốc hội Pháp nhằm biểu dương lực lượng, đưa yêu sách về dân sinh, dân chủ...
Nội dung thứ hai: trình bày khái quát sự lãnh đạo của Đảng bộ An Giang trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, cần thể hiện các sự kiện chủ yếu sau: Đảng bộ Long Xuyên, Châu Đốc vận dụng chủ trương chuyển hướng cách mạng của Đảng và thống nhất lãnh đạo: tiếp tục củng cố hệ thống tổ chức Đảng, đưa cán bộ trực tiếp lãnh đạo các tổ chức công khai hợp pháp; lập các Ủy ban hành động và các tổ chức quần chúng; vận động nhân dân đấu tranh công khai, hợp pháp, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình. Đảng bộ miền Tây Nam kỳ được tổ chức thành 2 Liên Tỉnh ủy: Liên Tỉnh ủy Long Xuyên và Liên Tỉnh ủy Cần Thơ. Từ ngày 20/8/1936 trở đi, Ủy ban hành động được thành lập từ thành thị đến nông thôn nhằm tập hợp, giáo dục quần chúng hưởng ứng phong trào Đông Dương Đại hội và tiến hành đấu tranh công khai hợp pháp giành quyền dân sinh, dân chủ. Đầu năm 1937, Honel - đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, nghị sĩ Quốc hội Pháp về quận Chợ Mới, các chi bộ lãnh đạo quần chúng đón tiếp và tố cáo chính sách cai trị khắc nghiệt của thực dân Pháp. Từ năm 1937 - 1939, dưới sự lãnh đạo của các Chi, Đảng bộ, nhân dân tích cực tham gia đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ với nhiều hình thức...
Nội dung thứ ba: trình bày cụ thể sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng bộ cấp trên, của Trung ương Đảng. Việc thành lập Ủy ban hành động (nêu rõ họ và tên người tham gia, người phụ trách, quê quán, chức vụ; trụ sở ở đâu, nội dung hoạt động, tập hợp bản dân nguyện của người dân như thế nào, kết quả); các phong trào đấu tranh của quần chúng đòi dân sinh, dân chủ: phong trào của công nhân, nông dân, thợ thủ công... (những người tham gia, hình thức, yêu sách, khẩu hiệu, kết quả đấu tranh). Đặc biệt cần làm rõ sự chuyển hướng đấu tranh ở địa phương trong những năm 1936 - 1939 so với giai đoạn trước (trình độ tổ chức và lãnh đạo, mục tiêu, khẩu hiệu, phương pháp đấu tranh, trình độ giác ngộ của quần chúng, yêu sách); thủ đoạn đối phó của địch và tay sai đối với các Ủy ban hành động và phong trào đấu tranh của quần chúng (bao gồm cả 2 mặt thỏa mãn một phần các yêu sách và tìm cách ngăn chặn sự ảnh hưởng của Đảng Cộng sản đối với quần chúng).
Thứ ba, nêu ý nghĩa và bài học kinh nghiệm từ phong trào đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ 1936 - 1939 của Đảng bộ địa phương. Khẳng định cao trào cách mạng 1936 - 1939 là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai của Đảng ta và quần chúng cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thắng lợi.
Để nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ giai đoạn 1936 - 1939, chúng ta cần phải tham khảo nhiều nguồn tài liệu. Trong đó cần tham khảo những ấn phẩm lịch sử tiêu biểu như: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - tập 1 (1930 - 1945) (Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương), Văn kiện Đảng toàn tập - tập 6 (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2001), Hồ Chí Minh toàn tập (1930 - 1945) (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2000)...; các ấn phẩm lịch sử địa phương như: Địa chí An Giang (Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, 2013), Lịch sử Đảng bộ tỉnh An Giang - tập 1 (1927 - 1954) (Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang, 2007), Truyền thống công tác Tuyên giáo tỉnh An Giang (1930 - 2005) (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang, 2005)...; Lịch sử Đảng bộ cấp trên trực tiếp và lịch sử Đảng bộ các địa phương lân cận.
Nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ giai đoạn 1936 - 1939, chúng ta cần thể hiện các nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, trình bày tình hình của địa phương sau phong trào đấu tranh chống khủng bố ác liệt của địch, duy trì các tổ chức, cơ sở Đảng: so sánh số lượng tổ chức, đảng viên; thủ đoạn đối phó của địch trước và sau những năm 1932 - 1935.
Thứ hai, trình bày quá trình Đảng bộ địa phương lãnh đạo tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng. Trong phần này, cần đề cập đến ba nội dung chính:
Nội dung thứ nhất: Trình bày khái quát đường lối, chủ trương của Đảng trong những năm 1936 - 1939. Trong đó, cần thể hiện các nội dung chủ yếu như: tháng 7/1936, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp ở Thượng Hải và đề ra nhiệm vụ chiến lược, mục tiêu trước mắt, khẩu hiệu, phương pháp đấu tranh. Thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (năm 1938, đổi thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương gọi tắt là Mặt trận Dân chủ Đông Dương). Đảng ủng hộ phong trào “Đông Dương Đại hội” nhằm tập hợp nguyện vọng của tất cả các tầng lớp nhân dân gởi tới phái đoàn của Quốc hội Pháp sang điều tra tình hình Đông Dương và kêu gọi thành lập các Ủy ban hành động. Ngày 13/8/1936, “Ủy ban trù bị Đông Dương Đại hội” ra đời góp phần thúc đẩy nhanh cao trào cách mạng cả nước. Đầu 1937, Đảng tổ chức quần chúng mít tinh đón phái đoàn do Godart dẫn đầu sang điều tra tình hình Đông Dương, phái đoàn của Nghị sĩ Quốc hội Pháp nhằm biểu dương lực lượng, đưa yêu sách về dân sinh, dân chủ...
Nội dung thứ hai: trình bày khái quát sự lãnh đạo của Đảng bộ An Giang trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, cần thể hiện các sự kiện chủ yếu sau: Đảng bộ Long Xuyên, Châu Đốc vận dụng chủ trương chuyển hướng cách mạng của Đảng và thống nhất lãnh đạo: tiếp tục củng cố hệ thống tổ chức Đảng, đưa cán bộ trực tiếp lãnh đạo các tổ chức công khai hợp pháp; lập các Ủy ban hành động và các tổ chức quần chúng; vận động nhân dân đấu tranh công khai, hợp pháp, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình. Đảng bộ miền Tây Nam kỳ được tổ chức thành 2 Liên Tỉnh ủy: Liên Tỉnh ủy Long Xuyên và Liên Tỉnh ủy Cần Thơ. Từ ngày 20/8/1936 trở đi, Ủy ban hành động được thành lập từ thành thị đến nông thôn nhằm tập hợp, giáo dục quần chúng hưởng ứng phong trào Đông Dương Đại hội và tiến hành đấu tranh công khai hợp pháp giành quyền dân sinh, dân chủ. Đầu năm 1937, Honel - đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, nghị sĩ Quốc hội Pháp về quận Chợ Mới, các chi bộ lãnh đạo quần chúng đón tiếp và tố cáo chính sách cai trị khắc nghiệt của thực dân Pháp. Từ năm 1937 - 1939, dưới sự lãnh đạo của các Chi, Đảng bộ, nhân dân tích cực tham gia đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ với nhiều hình thức...
Nội dung thứ ba: trình bày cụ thể sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng bộ cấp trên, của Trung ương Đảng. Việc thành lập Ủy ban hành động (nêu rõ họ và tên người tham gia, người phụ trách, quê quán, chức vụ; trụ sở ở đâu, nội dung hoạt động, tập hợp bản dân nguyện của người dân như thế nào, kết quả); các phong trào đấu tranh của quần chúng đòi dân sinh, dân chủ: phong trào của công nhân, nông dân, thợ thủ công... (những người tham gia, hình thức, yêu sách, khẩu hiệu, kết quả đấu tranh). Đặc biệt cần làm rõ sự chuyển hướng đấu tranh ở địa phương trong những năm 1936 - 1939 so với giai đoạn trước (trình độ tổ chức và lãnh đạo, mục tiêu, khẩu hiệu, phương pháp đấu tranh, trình độ giác ngộ của quần chúng, yêu sách); thủ đoạn đối phó của địch và tay sai đối với các Ủy ban hành động và phong trào đấu tranh của quần chúng (bao gồm cả 2 mặt thỏa mãn một phần các yêu sách và tìm cách ngăn chặn sự ảnh hưởng của Đảng Cộng sản đối với quần chúng).
Thứ ba, nêu ý nghĩa và bài học kinh nghiệm từ phong trào đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ 1936 - 1939 của Đảng bộ địa phương. Khẳng định cao trào cách mạng 1936 - 1939 là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai của Đảng ta và quần chúng cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thắng lợi.
Để nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ giai đoạn 1936 - 1939, chúng ta cần phải tham khảo nhiều nguồn tài liệu. Trong đó cần tham khảo những ấn phẩm lịch sử tiêu biểu như: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - tập 1 (1930 - 1945) (Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương), Văn kiện Đảng toàn tập - tập 6 (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2001), Hồ Chí Minh toàn tập (1930 - 1945) (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2000)...; các ấn phẩm lịch sử địa phương như: Địa chí An Giang (Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, 2013), Lịch sử Đảng bộ tỉnh An Giang - tập 1 (1927 - 1954) (Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang, 2007), Truyền thống công tác Tuyên giáo tỉnh An Giang (1930 - 2005) (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang, 2005)...; Lịch sử Đảng bộ cấp trên trực tiếp và lịch sử Đảng bộ các địa phương lân cận.